Nguyên liệu làm gạch không nung bao gồm những gì?

Trong một vài năm trở lại đây, trên thị trường ngành vật liệu xây dựng đang có xu hướng đổi mới sang dòng gạch không nung. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng thắc mắc không biết nguyên liệu làm gạch không nung gồm những gì? Quy trình sản xuất gạch không nung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

>> Cách phân biệt gạch bóng kiếng 2 da Taicera dễ dàng nhất

>> Gạch bóng kiếng bị trầy xước cần xử lý như thế nào?

 

Nguyên liệu làm gạch không nung và tiêu chuẩn kèm theo

 

Gạch không nung là loại gạch xây dựng sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số cơ bản như: cường độ nén, uốn, tỷ lệ thấm hút nước… mà không cần qua nhiệt độ. Trong đó, chất lượng độ bền của gạch được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả 2 yếu tố này. Đặc biệt, về bản chất thì sự liên kết tạo hình của gạch không nung khác hẳn hoàn toàn với dòng gạch nung.

 

nguyên liệu làm gạch không nung

 

Các loại quặng, cát, vôi, đá, xỉ, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng… chính là những nguyên liệu làm gạch không nung truyền thống và cần đạt tiêu chuẩn nhất định như sau:

– Cát: Kích thước của hạt cát nhỏ, dưới 0.75cm và là loại cát thô.

– Đá mạt là nguyên liệu làm gạch không nung chính, được tìm thấy nhiều tại các tỉnh có khai đá trong xây dựng như: Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa…

– Xi măng: Xi măng giúp cải thiện sức mạnh và khả năng chống thấm nước của gạch khiến các mẫu gạch không nung không gặp tình trạng rạn nứt khi gặp điều kiện thời tiết xấu như bão, lũ…

– Nước: Sử dụng lượng nước vừa đủ sẽ tạo nên độ bền, khả năng chống nấm mốc của gạch đạt hiệu quả tối đa.

 

nguyên liệu làm gạch không nung

 

Quy trình sản xuất gạch không nung

 

Bước 1: Xử lý các nguyên liệu làm gạch không nung

– Mạt đá, cát sẽ được nghiền nhỏ sau đó được dự trữ để tiện cho việc trộn phối cấp

– Xi măng, nước và chất phụ gia được đưa vào băng tải để cho vào bộ phận định lượng

Bước 2: Cấp nguyên liệu

Công đoạn này sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với nguyên liệu có sẵn tại nhà máy sản xuất: sử dụng xỉ than hoặc mạt đá và được tiến hành hoàn toàn tự động.

Sauk khi nguyên liệu được cấp vào đầy các phễu chứ liệu thì một phần nguyên liệu sẽ được đưa xuống ban cân theo công thức trộn phối đã được cài đặt từ trước.

Bước 3: Trộn nguyên liệu bằng máy trộn trục đứng hành tinh

Hỗn hợp nguyên liệu được trộn theo thời gian quy định và được tự động đưa vào máy ép gạch nhờ hệ thống băng tải.

Bước 4: Ép định hình viên gạch bằng máy ép thủy lực song động

Nhờ vào hệ thống thủy lực máy hoạt động và tạo ra lực ép từ trên xuống và từ dưới lên với lực ép tối đa là 1400KN để tạo nên những viên gạch có chất lượng cao và ổn định.

Bước 5: Dưỡng hộ, đóng gói

Quá trình dưỡng hộ được diễn ra trong vòng 24 giờ và tiếp tục được bảo dưỡng hàng ngày chờ thời gian xuất xưởng.

Trong thời điểm hiện tại, công nghệ sản xuất gạch không nung đang ngày càng được hoàn thiện hơn, thân thiện với môi trường và tận dụng được tối đa nguyên liệu sản xuất sẵn có tại từng địa phương. Đây cũng chính là điều kiện giúp sản phẩm gạch không nung sở hữu giá thành rẻ và có chỗ đứng bền vững trên thị trường trong thời gian tới.

Để có thể tận mắt chiêm ngưỡng thêm các mẫu gạch Viglacera hay của bất cứ thương hiệu nào khác khách hàng hãy truy cập vào đại chỉ: https://bighousevietnam.vn để cập nhật nhanh chóng xu hướng sử dụng gạch ốp lát hiện nay như thế nào.